Thương hiệu là gì, tư vấn thương hiệu cho doanh nghiệp nghĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu tư vấn thương hiệu, chúng ta cùng nhìn lại định nghĩa thương hiệu là gì? Thương hiệu đứng trên những góc độ khác nhau có những cách hiểu khác nhau.

Đứng trên góc độ pháp lý, thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, là bộ nhận diện để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Mỗi doanh nghiệp cần có một thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu đủ khác biệt để người tiêu dùng, khách hàng cũng như các cơ quan pháp lý có thể dễ dàng phân biệt các doanh nghiệp, các sản phẩm với nhau.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản được biểu thị trên bảng cân đối kế toán. Nó là công cụ thu hút khách hàng và thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị trường, mang lại lợi nhuận, lợi tức và nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Đối với marketing và các nhà quản trị marketing, thương hiệu là tất cả những giá trị mà khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đưa những sản phẩm, thương hiệu của mình đến với khách hàng cần đánh khẳng định vị thế của doanh nghiệp, nỗ lực tạo ra những khác biệt hóa để có một vị trí đứng vững chắc trên thị trường.

Từ định nghĩa về thương hiệu, chúng ta có thể hiểu tư vấn thương hiệu là dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp tất cả các hoạt động liên quan đến thương hiệu. Tư vấn thương hiệu giúp doanh nghiệp có một cái nhìn đa chiều hơn về thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như đưa ra cho doanh nghiệp chiến lược tạo dựng thương hiệu nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Vì sao doanh nghiệp cần dịch vụ tư vấn thương hiệu?

Bất kì một doanh nghiệp nào khi làm thương cũng đều gặp phải những khó khăn. Hàng trăm câu hỏi cần lời giải: xu hướng thị trường là gì, tại sao khách hàng lại không mấy mặn mà với sản phẩm của doanh nghiệp mình trong khi mình thì chẳng thua đối thủ nào, tại sao khách hàng lại quay lưng với doanh nghiệp…

Đó là những bài toán cần đặt ra để có thể tạo dựng một thương hiệu tốt. Sau đây là một số khó khăn mà ít nhiều các doanh nghiệp đều gặp phải khi làm thương hiệu.

Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều ở xu hướng bão hòa và doanh nghiệp khó tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ khác

Thị trường bão hòa luôn là thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ. Vòng đời của bất kì một sản phẩm nào cũng tồn tại 4 giai đoạn đó là ra mắt, phát triển, bão hòa và suy thoái.

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp và áp lực cạnh tranh gay gắt thì hầu hết các sản phẩm tung ra thị trường đều đang ở thời kỳ bão hòa.

Thời kỳ bão hòa của sản phẩm khiến các doanh nghiệp hoang mang và giao động trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các doanh nghiệp muốn bán được hàng đòi hỏi phải có sự khác biệt hóa đối với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Một đặc điểm khi ở thời kì này là có rất nhiều doanh nghiệp đấu đá và cạnh tranh nhau từng miếng bánh thị phần khách hàng. Mà khách hàng thường có xu hướng chọn những doanh nghiệp có ‘thương hiệu mạnh” để mua sắm.

Vì vậy, một thương hiệu mạnh rất có giá trị với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cạnh tranh bên cạnh những thương hiệu mạnh là một áp lực khủng khiếp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp chỉ có thể tự mình mạnh lên bằng cách đầu tư đúng đắn cho thương hiệu.