Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận.

 

Quy trình nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Internet)

Thủ Tục Nhượng Quyền

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:

  • Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
  • Bên chuyển nhượng bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

Hồ Sơ Nhượng Quyền

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
  • Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…).

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

Chính Sách Nhượng Quyền

 

Chính sách nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: 123rf)

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.
  • Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.